top of page

Những lưu ý quan trọng trong thiết kế in ấn mà bạn cần biết

Thiết kế in ấn là một trong những việc vô cùng quan trọng với doanh nghiệp mục đích là để thu hút khách hàng. Để có một ấn phẩm đẹp cần phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, dưới đây là những lưu ý khi thiết kế in ấn được tổng hợp trong bài viết này.

1. Chọn công cụ chuyên dùng cho thiết kế
 

Hiện nay, các designer thường sử dụng công cụ Adobe Illustrator thay cho Photoshop. Bởi Illustrator được xây dựng trên nền tảng vecto, màu sắc hiển thị đẹp, chuẩn nét khi in ra, có thể sử dụng nó để vẽ mọi thứ bạn muốn một cách chi tiết và chính xác nhất, thể hiện tốt mọi ý tưởng của bạn như thiết kế logo, banner, giao diện web, thiết kế name card, brochure, flyer, leaflet, bao bì nhãn mác, giao diện web, icon, background, thiết kế thời trang…

 

Các nhà thiết kế thường sử dụng công cụ Adobe Illustrator

1. Kích thước in phải đúng
 

Lưu ý khi thiết kế in ấn, chọn đúng kích thước là vô cùng quan trọng. Có thể in file thiết kế cỡ A4 lên khổ giấy A3 nhưng không thể từ A3 sang A4. Còn đối với những thiết kế có hình ảnh thì việc chọn đúng  kích thước cần in sẽ giúp hình ảnh hiển thị một cách sắc nét. Những kích thước thường gặp trong in ấn là A3 (29,7x42cm), A0 (59,4x84.1cm), A4 (21x29,7cm). Hầu hết các phần mềm thiết kế hiện nay đều giúp người dùng chọn kích thước nên khi xuất file in cần phải chọn đúng các chỉ số chiều dài – chiều rộng theo yêu cầu.

 


Kích thước in phải chuẩn

2. Độ phân giải phù hợp


Chất lượng hình ảnh hiển thị trên sản phẩm in phụ thuộc vào độ phân giải của ảnh thiết kế. Chọn độ phân giải phù hợp theo kích thước in, hình ảnh sẽ hiển thị một cách rõ ràng; hoặc, nếu chọn độ phân giải thấp sẽ khiến hình ảnh bị vỡ hình, không nhìn thấy rõ các chi tiết. Cần chọn độ phân giải ảnh từ 300 ppi trở lên để đảm bảo hình ảnh hiển thị trong mẫu thiết kế chất lượng tốt.

3. Chọn hệ màu dành cho thiết kế in ấn

Có nhiều hệ màu khác nhau được sử dụng, mỗi một hệ màu sẽ có những đặc điểm riêng và có tác dụng khi được sử dụng đúng mục đích. Lưu ý khi thiết kế in ấn, bạn phải chọn màu CMYK vì các máy in đều dựa trên 4 màu mực là xanh lơ (Cyan), vàng (Yellow), hồng cánh sen (Magenta), đen (Black – Key) để sản phẩm in ấn hiển thị màu chuẩn xác nhất.

 


Nên chọn hệ màu CMYK

4. Định dạng file in


Bạn cần phải chọn 1 trong 2 định dạng file PDF và TIFF để thiết kế khi in ra giữ được chất lượng cao nhất. Thông thường các nhà in đều chấp nhận 2 kiểu định dạng file in này. Một số trường hợp bạn cũng có thể sử dụng file thiết kế gốc như .Psd, .Ai… để in trực tiếp.


Chú thích:

AI:  Chỉnh sửa đồ họa vector Adobe Illustrator
EPS: Sử dụng Adobe Illustrator để tạo file hình ảnh, được thiết kế để in độ phân giải cao. Tiêu chuẩn tập tin để nhập và xuất cho các phần mềm đồ họa khác.
CDR: tạo bằng phần mềm Corel Draw Vector
Tif/Tiff:  Định dạng đồ họa bitmap để in ấn có độ phân giải cao.
Jpg /Jpeg: Định dạng nén hình ảnh nhiếp ảnh theo tiêu chuẩn.
Hạn chế sử dụng các file: JPEG, JPE, JPG vì định dạng file nén ảnh kém chất lượng, sản phẩm in ra không đẹp.
Psd: Sử dụng Adobe Photoshop để tạo bitmap tập tin.
Indd: Tạo bởi phần mềm InDesign từ Adobe
PDF: Tạo từ phần mềm Adobe Acrobat
Nên dùng file TIF hoặc EPS để in ấn nếu muốn chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Khi in bạn có thể chuyển sang dạng TIF hoặc chép file gốc để in (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn).


5. Tạo vùng bù xén (bleed)


Một số chi  tiết sẽ được cắt xén bớt đi khi in sản phẩm, các nhà thiết kế lưu ý khi thiết kế in ấn cần phải tạo ra một vùng trống quanh các cạnh giấy để đảm bảo không ảnh hưởng đến thông tin trong mẫu. Vùng này nên nằm trong khoảng kích thước khoảng 3 – 5mm.

6. Chỉnh font chữ về dạng outline
Điều chỉnh Font chữ về dạng Outline là một lưu ý khi thiết kế in ấn quan trọng cần phải thực hiện trước khi đi in. Sau khi đã chắc chắn nội dung, chuyển font chữ sang chế độ outline để phòng tránh các trường hợp: lỗi font chữ, chữ hiển thị sai… Ngoài ra, việc này cũng đảm bảo thông tin không bị chỉnh sửa hoặc can thiệp.

 

Chỉnh font về dạng outline

7. Nhúng hình ảnh


Trong lúc thiết kế, thường người ta có thói quen dẫn liên kết ảnh để tránh tình trạng nặng file - sau đó in luôn. Bạn cần phải thực hiện công đoạn nhúng toàn bộ ảnh đảm bảo file in không bị nhà in trả về hoặc tránh tình trạng bị mất ảnh hoặc hình ảnh hiển thị với chất lượng thấp.


8. Kiểm tra lỗi lần cuối


Thông thường trước khi in nhà in sẽ kiểm tra lại file, nhưng thường họ chỉ đọc hoặc nhìn lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Tốt nhất là bạn cần phải kiểm tra thật kỹ các file của mình.

9. Kỹ thuật Trapping


Trapping là kỹ thuật dùng để giảm sai số chồng màu trong quá trình in. Có thể bạn sẽ tự làm điều này và gửi cho nhà in biết thông tin, hoặc là bạn để cho họ làm việc này. Trapping vừa là nghệ thuật vừa là kỹ năng. Đừng đánh giá thấp công việc này, có thể nó sẽ làm cho bạn phải trả giá.

10. Đặt tên cho file in


Mỗi hệ điều hành hoặc chương trình ứng dụng có những quy định riêng gắn liền với tên file. Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, bạn cần lưu ý khi thiết kế in ấn.

Đặt tên file không dài quá 25 ký tự.
Sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file.
Không nên bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file.
Hạn chế dùng nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

Trên đây là những điều cơ bản và lưu ý khi thiết kế in ấn bạn cần phải biết nếu muốn ẩn phẩm của mình đẹp mắt, thu hút, hy vọng các designer tạo ra những sản phẩm thiết kế in ấn thật đẹp, hoàn chỉnh, không có sai sót!

Contact

I'm always looking for new and exciting opportunities. Let's connect.

123-456-7890 

bottom of page